Facebook: https://www.facebook.com/DoGoTayNguyen.NoiThat
Website: http://www.dogotaynguyen.com.vn/?fbclid=IwAR3U4yHt0vettQhL-
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi, hẹn gặp lại ở bài viết sau. Đồ Gỗ Tây Nguyên-Uy tín làm nên chất lượng.
Trong nhịp sống hiện đại, đồ gỗ nội thất đã trở nên phổ biến và thân thuộc với nhiều gia đình. Các sản phẩm phẩm nội thất làm từ gỗ luôn mang đến nét đẹp sang trọng và độ bền theo thời gian. Thế nhưng bạn đã biết gì về quá trình phát triển của ngành nghề chế biến gỗ tại Việt Nam chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết sau của Đồ Gỗ Tây Nguyên để hiểu hơn ngành này nhé!
Nghề mộc ở Việt Nam đã ra đời từ xa xưa, đây được xem là tiền thân của ngành nghề chế biến gỗ. Nhiều dân tộc ở vùng núi phía Tây Bắc – Việt Bắc nước ta từ lâu đã ở trong những căn nhà sàn nhỏ bằng gỗ và tre nứa đan ghép. Các dân tộc Tây Nguyên cũng sống trên các loại nhà rông bằng những cây gỗ to nguyên khối và cao lớn. Dân tộc Kinh ở miền Trung, miền Bắc có kiểu nhà gỗ ba gian với nhiều đồ dùng hàng ngày bằng gỗ như phản gỗ để nằm nghỉ, khung cửi, chày cối, đũa, bát gỗ…
Nghề mộc nước ta bắt đầu tựu hình vào thế kỷ thứ X, bắt đầu từ thời Nhà Đinh, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân lập nên Nước Đại Cồ Việt. Theo sử sách còn ghi lại, ông tổ của Nghề Mộc là Ninh Hữu Hưng. Ninh Hữu Hưng (936 – 1020), quê ở thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khi Vua Đinh Tiên Hoàng tuyển thợ giỏi về giúp triều đình, ông được Vua giao cho việc xây dựng cung điện trong kinh thành và được phong cho chức Công tượng lục phủ Giám sát tướng quân. Đây chính là những dấu ấn đầu tiên của nghề mộc, tiền thân của ngành nghề chế biến gỗ sau này.
Đến Nhà Tiền Lê, Ninh Hữu Hưng càng được trọng dụng. Một lần nhà vua Lê Đại Hành đi qua vùng Cái Nành (Nam Định ngày nay), vua đã cho ông ở lại đất này. Từ đó, Ninh Hữu Hưng đem con cháu tới đây an cư lạc nghiệp. Ngày nay, vùng đất này là thôn La Xuyên, xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, Nam Định. Ninh Hữu Hưng còn là ông tổ của Nghề chạm khắc gỗ, khảm xà cừ, khảm trai lên đồ gỗ.Qua nhiều giai đoạn lịch sử, nghề Mộc dần lan tỏa ra nhiều vùng miền trong cả nước. Sau này, có rất nhiều làng nghề Mộc được hình thành tại từng địa phương, như: Làng nghề mộc Vạn Điền (Hà Nội), làng mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên (Huế), làng mộc Kim Bồng (Quảng Nam), làng nghề mộc Vĩnh Đông (Vĩnh Phúc)…
Thực tế thì không có sử sách nào ghi nhận nghề Mộc được truyền từ nơi này đến nơi khác. Nhưng Nghề mộc khi xưa đơn giản, việc đục đẽo, chạm khắc cũng theo những hình tượng đặc trưng có sẵn. Nên từng vùng miền có những người thợ mộc, làm nghề để đáp ứng nhu cầu trong vùng hoặc buôn bán. Từ thế kỷ thứ X, cho đến thế kỷ thư XVII, XVIII các nghệ nhân mộc làm các sản phẩm một cách thủ công, nguyên liệu gỗ không qua xử lý, tạo hình sản phẩm cũng do bàn tay của người thợ….
Cho đến thế kỷ XIX, nghề mộc mới bắt đầu được thực hiện một cách khoa học hơn. Vì trước đó, công nghệ chế biến đồ gỗ ở nước ngoài đã tiến bộ nhanh chóng với quy trình sản xuất hàng loạt, máy chuyên dụng,… Đầu tiên trên thế giới là tại Mỹ, bang Virnigia vào thế kỷ XVII. Từ khi ứng dụng được khoa học vào nghề mộc, việc làm ra các sản phẩm đồ gỗ cũng nhanh hơn, sản phẩm có độ bền cao hơn, mẫu mã đa dạng hơn. Danh mục các sản phẩm đồ gỗ trải dài từ bàn ghế gỗ cao cấp cho đến giường gỗ, bàn trang điểm. Chúng ta gọi là ngành nghề chế biến gỗ về sau.
Khi nói đến ngành nhgề chế biến gỗ hiện nay, chúng ta có thể chia làm hai dạng chính, đó là các cơ sở mộc và các công ty chế biến gỗ.
`
Điểm mạnh, điểm yếu của ngành chế biến gỗ Việt Nam
* Điểm mạnh:
* Điểm yếu
Tuy có tiềm năng phát triển lớn nhưng ngành nghề chế biến gỗ Việt Nam vẫn cần phải làm rất nhiều thứ để có thể thúc đẩy sự phát triển của thị trường cung cầu. Vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc và phối hợp của rất nhiều đơn vị, từ các cấp chính quyền cho đến các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành. Trong đó, vấn đề cốt lõi nhất là phải làm thế nào để đảm bảo các yếu tố về nguồn nguyên liệu, chất lượng lao động, vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng và kiến thức.
Để làm được điều này, các cấp chính quyền cần có các chính sách liên quan đến việc trồng rừng sản xuất và đảm bảo chất lượng gỗ nguyên liệu. Về phía các đơn vị kinh doanh trong ngành gỗ, các đơn vị cần tiến hành các biện pháp cải tiến công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng, không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, nó còn là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Đồ Gỗ Tây Nguyên tự hào là đơn vị sản xuất đô gỗ uy tín và chất lượng đã được công nhận và cấp phép tại Việt Nam. Tại đây chúng tôi cam kết sử dụng gỗ loại 1 cao cấp, không pha tạp, không chốt sale, không chèo kéo, đội ngũ thợ lành nghề, chuyên viên tư vấn nhiệt tình 24/7. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua:
Hotline : 0962.980.456
Facebook: https://www.facebook.com/DoGoTayNguyen.NoiThat
Website: http://www.dogotaynguyen.com.vn/?fbclid=IwAR3U4yHt0vettQhL-
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi, hẹn gặp lại ở bài viết sau. Đồ Gỗ Tây Nguyên-Uy tín làm nên chất lượng.